Các công đoạn In ấn
Để sản xuất ra một ấn phẩm (một tờ báo, một cuốn sách, một tờ
rơi hoặc catalogue giới thiệu sản phẩm...), người ta phải thực hiện nhiều công
đoạn trước đó.
* Khâu trước in hay gọi là khâu chế bản:
Gồm các công việc chuẩn bị các dữ kiện ban đầu (nhập
liệu nội dung các bài viết, tìm kiếm và vẽ các hình ảnh minh họa, scan và chỉnh
sửa các hình ảnh), sau đó mới lên bố cục, màu sắc, rồi dùng các phần mềm chuyên
dụng để thiết kế nên sản phẩm trên máy tính (các phần mềm Photoshop, Corel
Draw, Illustrator), các phần mềm dàn trang (layout) như Page Maker,
QuarkXpress, Indesign... Sau khi đã thiết kế xong trên máy tính, chúng ta có thể
tiếp tục công đoạn bình trang điện tử trên máy tính (thông thường là với các sản
phẩm như tạp chí, báo chí ...). Cuối cùng là đem xuất ra phim hoặc ra luôn bản
in rồi chuyển qua cho khâu tiếp theo là khâu in ấn.
Nói cách khác, khâu trước in sẽ làm việc trên máy tính với
các phần mềm thiết kế chế bản và làm việc với các thiết bị máy ghi phim và ghi
bản.
* Khâu in ấn:
Là công đoạn làm việc với máy in, vận hành máy in để in ra sản
phẩm. Trong in ấn lại có in offset, in flexo, in ống đồng, in lụa... Chuyên
ngành in ấn sẽ được trang bị kiến thức về các công nghệ in ấn , cấu tạo của máy
in, nguyên lý in ấn, quy trình vận hành máy in, các quy tắc an toàn lao động và
cách khắc phục một số sự cố xảy ra trong quá trình in ấn.
* Khâu sau in (post-press) hay gọi là thành phẩm:
Khâu này bao gồm các công đoạn cuối cùng để hoàn tất sản phẩm
in ấn: cắt xén, cán màng, cấn bế, ép nhũ, ép chìm nổi, gấp dán, khâu chỉ đóng
kim....